Hội thảo Đối tác vùng: "Yêu cầu mới đối với xuất khẩu Cà phê và những phát triển mới nhất về Chứng nhận Bền vững"

Hội thảo Đối tác vùng: "Yêu cầu mới đối với xuất khẩu Cà phê và những phát triển mới nhất về Chứng nhận Bền vững"

Quy định chống phá rừng của EU (EU Deforestation Regulation, gọi tắt là EUDR) bắt đầu có hiệu lực từ 29/06/2023. Hiện bảy nhóm mặt hàng nằm trong phạm vi kiểm soát của quy định này, bao gồm dầu cọ, gia súc, cà phê, cao su, gỗ, cao su và đậu tương; Việt Nam có ba mặt, bao gồm cà phê, gỗ và cao su. Để được phép lưu thông các mặt hàng này tại EU các doanh nghiệp nhập khẩu từ EU cần đảm bảo sản phẩm là hợp pháp và không gây mất rừng và suy thoái rừng (sau đây gọi tắt là mất rừng) với thời điểm mất rừng tính từ ngày 31/12/2020 trở về sau. Doanh nghiệp nhập khẩu có 13 tháng (với doanh nghiệp quy mô lớn) hoặc 19 tháng (doanh nghiệp vừa và nhỏ) để chuẩn bị đáp ứng với các yêu cầu của EUDR.

Bên cạnh quy định chống phá rừng của EU, Chính phủ liên bang Đức đã đưa ra một quy định ràng buộc về quyền con người và trách nhiệm thẩm định về môi trường đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Đạo luật này mang tên Đạo luật về Nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng (LkSG), và đã được Hạ viện thông qua vào ngày 11 tháng 6 năm 2021.

Để phổ biến thông tin cập nhật nhất đối với các quy định quan trọng về tính bền vững và tạo điều kiện kết nối giữa các chuyên gia ngành cà phê và các chuyên gia lĩnh vực phát triển bền vững, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) phối hợp với tổ chức 4C tổ chức chương trình Hội thảo Đối tác vùng: "Yêu cầu mới đối với xuất khẩu Cà phê và những phát triển mới nhất về Chứng nhận Bền vững".

 

 

>>> Xem thêm: 4C Regional Stakeholder Conference, Ho Chi Minh City, Vietnam, 2023

 

Ngày 04/12/2023, tại khách sạn New World, TP. Hồ Chí Minh, Intimex Mỹ Phước đã vinh dự đồng hành cùng VICOFA và 4C Community trong Hội thảo Đối tác vùng: "Yêu cầu mới đối với xuất khẩu Cà phê và những phát triển mới nhất về Chứng nhận Bền vững".

 

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã được cập nhật những thông tin mới nhất về những yêu cầu ngày càng cao của các thị trường xuất khẩu cà phê, đặc biệt là về phát triển bền vững. Tiến sĩ Norbert Schmitz, Giám đốc điều hành của 4C Services, CHLB Đức đã chia sẻ về những tiêu chuẩn và lợi ích của chứng nhận 4C.

Intimex Mỹ Phước là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong sản xuất, phát triển và xuất khẩu cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe và đổi mới qua các năm của các thị trường khó tính trên thế giới. Với mục tiêu nâng cao giá trị của cà phê Việt trên trường quốc tế, chúng tôi đã luôn tích cực tham gia vào các hoạt động liên kết, hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam.

 

 

>>> Xem thêm: Đánh giá chứng nhận 4C&FSS tại vùng nguyên liệu cà phê bền vững của Intimex Mỹ Phước

 

Tại buổi lễ, bà Nguyễn Việt Hà - Giám đốc bền vững cấp cao, 4C Services, CHLB Đức và ông Phạm Huy Đạt - Giám đốc Bán hàng & Tiếp thị, Intimex Mỹ Phước đã trình bày về giải pháp 4C cho thẩm định trách nhiệm quyền con người trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, ông cũng nêu lên quan điểm mạnh mẽ về việc các doanh nghiệp xuất khẩu, các đối tác liên quan phải tích cực đẩy mạnh và thực hiện sản xuất cà phê bền vững ngay từ bây giờ, đi trước chứ không chờ đợi các định luật, yêu cầu ra rồi mới tìm giải pháp.

 

Ông Phạm Huy Đạt, Giám đốc Bán hàng & Tiếp thị, Intimex Mỹ Phước, Việt Nam phát biểu

Ông Phạm Huy Đạt, Giám đốc Bán hàng & Tiếp thị, Intimex Mỹ Phước, Việt Nam

 

 

Ngoài ra tại buổi lễ, Intimex Mỹ Phước đã mang đến những ly cà phê thơm ngon, đậm đà đến các đại biểu. Đây là một cơ hội tuyệt vời để chúng tôi giới thiệu sản phẩm cà phê bền vững của mình đến các đối tác trong và ngoài nước.

 

 

 

Cùng Intimex Mỹ Phước nhìn lại những hình ảnh tại sự kiện nhé:

 

Đang online: 1 | thang: 1112 | Tổng truy cập: 107580